CÁCH TƯ DUY KINH DOANH

Trong những năm gần đây. Sức ép cạnh tranh trong thị trường công nghệ số hiện nay chỉ được tháo gỡ với tư duy chiến lược định hướng và mang tính thời sự. Điều tạo nên sự khác biệt trên thương trường là tư duy kinh doanh.

Bạn đang xem: Cách tư duy kinh doanh

Nó là bản sắc cá nhân của mỗi doanh nghiệp. Nó mang màu sắc cá biệt và tạo ra sự khác biệt trong quy trình định hướng, vận hành, quản trị và phát triển bền vững vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Đó là lối đi riêng để doanh nghiệp đứng vững trong thị trường đầy biến động.

Thế tư duy kinh doanh là gì? Tại sao kinh doanh cần có tư duy? Bài viết này sẽ trích nhỏ một vài góc xoay đa diện về tư duy và thương trường.


*

Tư duy kinh doanh là gì, tại sao phải cần có tư duy kinh doanh


Bạn có tư duy kinh doanh không?

Tư duy kinh doanh thể hiện qua sự kết nối của 3 vòng tròn: lợi thế doanh nghiệp, khác biệt cạnh tranh với đối thủ và nhu cầu thị trường. Mỗi doanh nghiệp sẽ tùy biến dựa trên những số liệu nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh lợi thế doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng, đo lường đánh giá và cải thiện. Vai trò của tầm nhìn ngắn hạn được thay thế bằng tư duy dài hạn, có định hướng ưu tiên và có tính cập nhật. Tư duy WIN-WIN đang tạo ra hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan cùng lớn mạnh.


*

Thay đổi tư duy là thay đổi bản thân


Với sự phát triển thần tốc của công nghệ. Năm 2020 là cột mốc quan trọng cho thấy tầm ảnh hưởng của công nghệ với đời sống và thương trường. Dịch Covid-19 tạo sân chơi đầy thách thức cho người cũ và là cơ hội bức phá cho những doanh nghiệp có sự linh hoạt trong quản trị nhân sự từ xa, ứng dụng phần mềm, dịch vụ Digital marketing để kết nối với đối tác, khách hàng qua smartphone. Sự quan sát cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo và tư duy tạo ra sự thành bại của doanh nghiệp.

Tư duy kinh doanh, chiến lược dài hạn sẽ từ bỏ hệ sinh thái khép kín: mở rộng đối tác, sự góp mặt của các quỹ đầu tư, quản trị nhân sự từ xa, đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp và trong vài trường hợp chấp nhận doanh nghiệp là một nhánh của tổng thể.

Tại sao kinh doanh cần có tư duy?

Biết những gì mình cần

Mỗi doanh nghiệp sẽ có định hướng khác nhau về điều họ cần: vị trí trong lĩnh vực hoạt động? trong khu vực? Hệ thống chi nhánh? Hay giá trị thương hiệu? Việc lựa chọn đường hướng và kết nối nó mật thiết với lợi nhuận là nghệ thuật tư duy của nhà lãnh đạo. Sự quan tâm ở đây bao hàm nhiều phương diện hình ảnh thương hiệu, phân khúc thị trường, dòng tiền… Đường hướng này thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và mục tiêu cần thực hiện trong một mốc thời gian cụ thể.

Xem thêm: Có Vốn Cần Hợp Tác Kinh Doanh, Tìm Đối Tác Uy Tín Tại Tp, Hợp Tác Kinh Doanh


*

Ánh đèn tri thức từ tư duy


Tư duy kinh doanh định hướng phù hợp, sẽ hạn chế sự rủi ro trong tài chính và nhân lực. Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp được rút ngắn, nâng cao hiệu suất doanh thu và tránh tình trạng phá sản do đầu tư đồng loạt hiệu quả kém. Tư duy phù hợp sẽ hình thành một chuỗi kỹ năng kinh doanh tốt cho cả lãnh đạo và nhân sự.

Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông với tư duy kinh doanh

Benjamin Franklin – nhà chính trị gia người Mỹ từng nói: “Nếu bạn không chuẩn bị đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại” câu nói nói có nhiều sự tương đồng trong kinh doanh. Khi khởi nghiệp hay vận hành, điều các nhà lãnh đạo “gối đầu” từ doanh nghiệp đến giường ngủ là sự dự phòng. Ngân sách dự phòng, kế hoạch dự phòng, kế hoạch cấp bách, quản trị rủi ro về nhân sự, thông tin và thương hiệu.

Bài học đắt giá và tốn nhiều giấy mực truyền thông Việt Nam vào năm 2016: Kỳ án con ruồi nghìn tỷ của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát. Một kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông trong giai đoạn đầu được báo chí kinh tế, chuyên gia đầu ngành đánh giá là chưa khôn ngoan. Tiếp đó là các bước xử lý rơi nhẹ của tập đoàn trong giai đoạn khủng hoảng và khôi phục uy tín thương hiệu qua chi tiết gã khổng lồ Coca Cola đề nghị mua cổ phiếu tập đoàn Tân Hiệp Phát với giá trị lên đến 2,5 tỷ USD trong cuốn sách “Competing with Giants” của Bà Trần Uyên Phương.

Xây dựng hệ sinh thái đa dạng và thống nhất

Mở rộng sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động liên quan là nhu cầu thường diễn ra ở những doanh nghiệp có thâm niên. Xây dựng một hệ sinh thái có sự hỗ trợ và thống nhất về cơ hội, lợi thế cạnh tranh hay nguồn vốn, quy mô luôn có sức hút ma lực với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ có sự chuẩn bị về mọi mặt trong tư duy và chúng được đặt trên bàn làm việc.


*

Hệ sinh thái trong tư duy


Thái độ trong kinh doanh

Tư duy chiến lược không chỉ là những con số, những trang giấy mà còn ở văn hóa doanh nghiệp. Thái độ trao dồi, học hỏi và ứng xử tập thể, ứng xử khủng hoảng thể hiện tư duy và nhân sinh quan của con người.

Trong kinh doanh, cảm xúc cần được truy xét nguồn gốc khơi gợi tạo nên chúng, điều gì tạo nên sự phấn khởi, nhiệt huyết, chán nản và nóng giận? Mỗi quyết định hôm nay đều sẽ gây ra cục diện mới vào ngày mai vì vậy nhà lãnh đạo luôn cần thái độ tích cực và thời gian nhất định để xem xét nhiều khía cạnh trong cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.

Một nhà chiến lược tốt sẽ luôn chào đón những thay đổi và biến nó thành cơ hội, nhanh chóng phản ứng lại với thị trường với một tư duy kinh doanh tuyệt vời.